NHỮNG NGUYÊN TẮC MÀ BA MẸ NHẤT ĐỊNH PHẢI GHI NHỚ KHI DẠY TIẾNG ANH CHO TRẺ

NHỮNG NGUYÊN TẮC MÀ BA MẸ NHẤT ĐỊNH PHẢI GHI NHỚ KHI DẠY TIẾNG ANH CHO TRẺ

Đầu tiên, ba mẹ phải hiểu tại sao mình cần phải dạy trẻ học tiếng Anh từ nhỏ. Việc tạo thói quen để trẻ có tư duy ngôn ngữ ngay từ bé là điều cực kỳ cần thiết trong thời đại mà tiếng Anh là ngôn ngữ phổ biến nhất thế giới như hiện nay. Vậy nhưng ba mẹ lại không biết dạy con như thế nào mới tạo được hiệu quả tốt nhất? Hãy cùng DoYoSe English khám phá 6 quy tắc vàng ba mẹ cần chú ý khi dạy tiếng Anh cho trẻ.

Nguyên tắc 1: Dạy như không dạy, không dạy như dạy

Trẻ thư giãn tinh thần, vui vẻ khi lên lớp mới đạt được hiệu quả cao khi học ngôn ngữ

Như chúng ta tự nhận thấy, việc trẻ có thể thoải mái thư giãn tinh thần sẽ nâng cao khả năng tập trung ở trẻ, từ đó các bé sẽ học tập tốt hơn, không phải chịu áp lực. Đây là phương pháp mà đã có rất nhiều giáo viên đưa sự giải trí vào những giờ giảng dạy của mình, giúp các bé có những giờ học tiếng Anh dễ dàng, vui vẻ. Và khi các bé cảm thấy vui vẻ thì việc học mới đem lại hiệu quả cao. Phương pháp này sẽ không gò bó trong một giáo trình cụ thể nào cả, mà sẽ được áp dụng xuyên suốt cả quá trình một cách tự nhiên. Trẻ có thể tiếp nhận thông tin và kiến thức nhanh nhất qua sự tự nhiên đã xuất hiện trong cả quá trình học.

Nguyên tắc 2: Thay vì chỉ học lý thuyết, hãy thực hành

Hãy để trẻ thực hành hơn là lý thuyết suông để học tập được hiệu quả hơn

Nếu như chỉ là học lý thuyết trên lớp, ba mẹ có thể hứng thú với gờ học đó không? Chắc chắn là không thể. Vì vậy, khi con đi học mà chỉ được nhồi nhét lý thuyết suông vào đầu thì không thể tiếp nhận kiến thức một cách hiệu quả nhất. Trẻ em cần thực hành, cần áp dụng lý thuyết vào thực tế để có thể nhớ được lâu hơn các kiến thức đã học. Trẻ ở độ tuổi từ 3-6 tuổi được coi là độ tuổi vàng để học tiếng Anh, trẻ sẽ tiếp thu được lượng kiến thức tốt nhất nếu như kích thích được sự tò mò, tìm tòi, bắt chước. Đây là thời điểm thích hợp nhất để tập cho bé học ngoại ngữ nếu như ba mẹ có thể chuẩn bị một môi trường đủ điều kiện để bé phát huy khả năng của mình.

Nguyên tắc 3: Hạn chế học nhiều giáo trình

Học không theo khuôn mẫu sẽ có ích hơn cho trẻ rất nhiều

Nếu như học quá nhiều theo giáo trình rập khuôn thì trẻ sẽ bị hao hụt đi sức sáng tạo của trẻ. Do vậy, những bài hát, những trò chơi, những vở kịch vừa kích thích sự sáng tạo trong trẻ, lại vừa tạo sự vui tươi cho trẻ, nhất là khi học tiếng Anh.

Nguyên tắc 4: Hãy để trẻ luyện nói nhiều hơn nghe và đọc

Khi luyện nói nhiều hơn sẽ luyện được phản xạ tiếng Anh cho trẻ

Trong độ tuổi vàng để học tiếng Anh, kỹ năng nói mới là kỹ năng trẻ dễ học, dễ bắt chước và dễ tiếp cận nhất. Và khi trẻ nói được, bé sẽ tự tin vào khả năng của bản thân mình và chủ động nói tiếng Anh trong cuộc sống thường ngày. So với thế hệ trước, thì đây sẽ là điểm mạnh để trẻ em phát triển khả năng ngôn ngữ mạnh nhất. Hơn thế nữa, khi luyện nói thường xuyên, trẻ sẽ học được phản xạ nói tiếng Anh, quy tắc phát âm sẽ được nhuần nhuyễn một cách tự nhiên, không gượng ép.

Nguyên tắc 5: Để trẻ bắt chước sẽ rất có ích trong việc học ngữ pháp

Trẻ sẽ tiếp thu được nhanh nhất khi bắt chước người lớn

Việc để trẻ bắt chước là không thể thiếu trong hành trình học ngôn ngữ. Thay vì dạy trẻ ngữ pháp bằng giáo trình khô khan thì hãy để trẻ luyện kỹ năng nghe và phát âm tự nhiên qua việc bắt chước người lớn đọc. Nhiều ba mẹ không biết điều này sẽ tốt cho con trong quá trình học tiếng Anh, nhưng đây là một cách rất hiệu quả.

Nguyên tắc 6: Hãy để cho bé học bằng niềm đam mê chứ không nên đánh giá qua điểm số

Hãy để trẻ học vì yêu thích chứ không phải vì điểm số

Ba mẹ nên để trẻ nghĩ học tiếng Anh là một sở thích, không nên để trẻ cảm thấy trẻ phải học tiếng Anh, và để làm được điều đó thì ba mẹ không nên quan trọng hóa điểm số. Hãy hỏi trẻ hôm nay con học thế nào, có vui không, có khó khăn gì không thay vì hỏi con được bao nhiêu điểm. Nếu ba mẹ quá quan trọng điểm số, trẻ sẽ bị áp lực và phấn đấu chỉ dựa trên điểm số chứ không thật sự muốn học tiếng Anh. Việc này sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng là trẻ không còn hứng thú với bộ môn này nữa và cảm thấy mình phải học để được điểm cao, hình thành nên tiềm thức học chống đối ở trẻ.